Bầu cử và thành viên Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc

Đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc có tối đa 3000 đại biểu (theo Hiến pháp), được bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm thông qua một hệ thống bầu cử nhiều cấp. Các đại biểu của Đại hội được các Đại hội đại biểu cấp tỉnh bầu ra, các đại hội cấp tỉnh này lại được cấp dưới tỉnh bầu ra, cứ như thế cho đến cấp hành chính thấp nhất do người dân bầu cử trực tiếp.

Đảng Cộng sản Trung Quốc là đảng lãnh đạo giữ quyền kiểm soát thực tế về thành phần đại biểu của Đại hội đại biểu Nhân dân các cấp, đặc biệt là Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thông qua hệ thống bầu cử này. Ở cấp thấp nhất thì sự chi phối này ít hơn và có ít sự dàn xếp trước kết quả đại biểu trước bầu cử và có một số đại biểu ngoài đảng. Tuy nhiên, cơ cấu của hệ thống bầu cử khiến cho việc một ứng cử viên cấp cao hơn được bầu vào Đại hội đại biểu cấp trên mà không có sự chấp thuận của đảng là khó xảy ra.

Một trong những cơ chế như thế là sự hạn chế số ứng cử viên tương ứng với số ghế. Ở cấp quốc gia, tối đa là có 110 ứng cử viên cho 100 ghế còn cấp tỉnh là 120 ứng cử viên cho 100 ghế. Tỷ lệ này tăng lên đối với cấp thấp hơn cho đến cấp hương, cấp thấp nhất, nơi không có giới hạn về số ứng cử viên cho mỗi ghế.

Ngoài ra, Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc điều hành công việc hàng ngày của Đại hội. Do đảng viên chiếm đa số áp đảo nền kiểm soát hoạt động của Đại hội.

Dù trên thực tế Đảng Cộng sản Trung Quốc phê duyệt đại biểu Đại hội, khoảng 1/3 số đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc vẫn được chọn thông qua Hội nghị Hiệp thương Chính trị (Chính hiệp) dành cho các đại biểu ngoài đảng. Các ghế này dành cho các chuyên gia kỹ thuật và các đại biểu của các bên liên hiệp nhỏ hơn. Dù các đại biểu này đóng góp chuyên môn và tạo ra sự đa dạng hơn về quan điểm nhưng không có chức năng là một phái đối lập chính trị.

Thành viên của Nhân Đại Toàn quốc các khóa

Các khóaNămTổng số đại biểuNữTỷ lệ nữ %Dân tộc thiểu sốTỷ lệ dân tộc thiểu số %
I
  • 1954
12261471217814,5
II1959122615012,217914.6
III1964304054217,837212,2
IV1975288565322,62709,4
V1978349774221,238110,9
VI1983297863221,240313,5
VII1988297863421,344514,9
VIII199329786262143914,8
IX1998297965021,842814,4
X2003298560420,241413,9
XI2008298763721,341113,8
XII2013298769923,440913,7
XIII2018298074224,943814,7

Nguồn:[9][10][11][12][13]

Đại biểu của Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan

Một số đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân đại diện cho các Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Ma Cao và lãnh thổ Đài Loan. Các đại biểu từ Hồng Kông và Ma Cao được bầu thông qua một tuyển cử đoàn chứ không phải là bầu cử phổ thông, nhưng bao gồm các nhân vật chính trị sống trong các khu vực đó.[14] Các tuyển cử đoàn bầu các đại biểu Đại hội Đại biểu Nhân dân phần lớn giống như thành phần của các cơ quan bầu cử nên các trưởng đặc khu. Cách thức bầu cử đại biểu Đại hội Đại biểu Nhân dân các đặc khu đã bắt đầu sau các cuộc chuyển giao chủ quyền các lãnh thổ này cho Trung Quốc. Giữa năm 1975 cho đến khi chuyển giao chủ quyền, cả Hồng Kông và Ma Cao đều được đại diện bởi các đại biểu do Đại hội Đại biểu tỉnh Quảng Đông bầu ra.

Đoàn đại biểu Đài Loan trong Đại hội Đại biểu Nhân dân chỉ nhằm làm biểu tượng tuyên bố chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với hòn đảo này nhưng không bao gồm ai hiện đang sống ở Đài Loan mà chỉ là những người đang sống ở Đại lục với một số mối liên hệ với Đài Loan, như trước đây đã sống ở Đài Loan hay có gốc gác ở đó. Số lượng các nhà kinh doanh Đài Loan sống ở Đại lục và hải ngoại trở về Đại lục làm đại biểu Đại hội ngày càng tăng. Các đại biểu đại diện cho Đài Loan được bầu cử thông qua một đơn vị bầu cử bao gồm các cư dân Trung Hoa Dân Quốc đang hoặc trước đó đã cư trú ở Đài Loan hoặc có tổ tiên ở Đài Loan.

Tòa Đại lễ đường Nhân dân, Nơi Đại hội Đại biểu Nhân dân nhóm họp

Đoàn đại biểu Quân Giải phóng Nhân dân

Quân Giải phóng Nhân dân luôn là một đoàn đại biểu lớn kể từ khi thành lập Nhân Đại Toàn quốc, chiếm từ 4% trong tổng số đại biểu khóa III, đến 17% (khóa IV). Kể từ Nhân Đại Toàn quốc khóa V, Quân Giải phóng Nhân dân thường chiếm khoảng 9% tổng số ghế đại biểu, và luôn là phái đoàn lớn nhất trong Nhân Đại Toàn quốc. Tại Nhân Đại Toàn quốc khóa XII, đoàn đại biểu Quân Giải phóng có 268 đại biểu, là đoàn có số lượng lớn nhất; đoàn đại biểu lớn thứ 2 là tỉnh Sơn Đông với 175 đại biểu[15].

Tại cuộc bầu cử Nhân Đại Toàn quốc khóa XIII năm 2018, đoàn đại biểu Quân Giải phóng Nhân dân có tổng cộng 269 đại biểu tới từ 23 đơn vị. Trong đó có 85 đại biểu cơ sở và chuyên môn, chiếm 31,6% cả đoàn; 34 đại biểu nữ, chiếm 12,6%; 21 đại biểu là dân tộc thiểu số và 148 đại biểu có trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ[16].

Đại biểu Hoa kiều và dân tộc thiểu số

Tại ba khóa Nhân Đại Toàn quốc đầu tiên, đã có một đoàn đại biểu riêng dành cho các Hoa kiều trở về, nhưng điều này đã bị loại bỏ bắt đầu từ Nhân Đại Toàn quốc khóa IV. Hoa kiều hiện nay vẫn là một nhóm được công nhận trong Nhân Đại Toàn quốc và hiện nằm rải rác trong các đoàn đại biểu khác nhau.

Nhà nước Trung Quốc cũng công nhận 55 nhóm dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, và luật pháp quy định cứng là phải có ít nhất một đại biểu thuộc mỗi dân tộc thiểu số trong Nhân Đại Toàn quốc[17][18]. Các đại biểu này có thể thuộc các đoàn đại biểu từ các khu tự trị như Tây Tạng, Tân Cương; nhưng các đại biểu từ một số nhóm, như người Hui (người Hồi giáo Trung Quốc) lại nằm trong nhiều đoàn đại biểu khác nhau.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc http://npc.people.com.cn/GB/15017/6937517.html http://vietnamese.cri.cn/721/2018/02/28/1s242422.h... http://vietnamese.cri.cn/721/2018/03/07/1s242672.h... http://eng.mod.gov.cn/news/2018-02/12/content_4804... http://www.npc.gov.cn/englishnpc/Organization/2007... http://www.npc.gov.cn/englishnpc/news/ http://www.npc.gov.cn/englishnpc/news/Events/node_... http://www.npc.gov.cn/englishnpc/news/Focus/2013-0... http://www.npc.gov.cn/englishnpc/stateStructure/no... http://www.npc.gov.cn/npc/kgfb/202103/32f60c29ad2f...